Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương pháp thu thập thông tin thông qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệmvà tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình thành giả thuyết koa học, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu , xây dựng những mô hìh lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết ( còn gọi là phương pháp nghiên cứu tài liệu) , người nghiên cứu cần hướng vào thu thập và xử lý ngững thôn gtin sau:
- Cơ sở lý thuyết liên quan đến xhủ đề nghiên cứu của mình
- Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề nghiên cứu
- Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên ác ấn phẩm
- Số liệu thống kê.
- Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu Nguồn tài liệu
Nổi dung nổi bậc
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Nghiên cứu lý thuyết thường bắt đầu từ phân tích các tài liệu để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển của lý thuyết. Từ phân tích lý thuyết, lại cần tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một hệ thống khái niệm, phạm trù tiến tới tạo thành lý thuyết khoa học mới.
Phương pháp phân tích lý thuyết
Phương pháp phân tích lý thuyết: là phương pháp phân tích lý thuyết thành những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ theo lịch sử thời gian để nhận thức, phát hiện và khai thác các khía cạnh khác nhau của lý thuyết từ đó chọn lọc những thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Phân tích lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
- Phân tích nguồn tài liệu (tạp chí và báo cáo khoa học, tác phẩm khoa học, tài liệu lưu trữ thông tin đại chúng). Mỗi ngu ồn có giá trị riêng biệt.
- Phân tích tác giả (tác giả trong hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài cuộc, tác giả trong nước hay ngoài nước, tác giả đương thời hay quá cố). Mỗi tác giả có một cái nhìn riêng biệt trước đối tượng.
- Phân tích nội dung (theo cấu trúc logic của nội dung).
Phương pháp tổng hợp lý thuyết:
Phương pháp tổng hợp lý thuyết: là phương pháp liên quan kết những mặt, những bộ phận, những mối quan hệ thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được thành một chỉnh thể để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Tổng hợp lý thuyết bao gồm những nội dung sau:
- Bổ sung tài liệu, sau khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch.
- Lựa chọn tài liệu chỉ chọn những thứ cần, đủ để xây dựng luận cứ.
- Sắp xếp tài liệu theo lịch đại (theo tiến trình xuất hiện sự kiện để nhận dạng động thái); sắp xếp tài liệu theo quan hệ nhân – quả để nhận dạng tương tác.
- Làm tái hiện quy luật. Đây là bước quan trọng nhất trong nghiên cứu tài liệu, chính là mục đích của tiếp cận lịch sử.
- Giải thích quy luật. Công việc này đòi hỏi phải sử dụng các thao tác logic để đưa ra những phán đoán về bản chất các quy luật của sự vật hoặc hiện tượng.
Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành sự thống nhất không thể tách rời: phân tích được tiến hành theo phương hướng tổng hợp, còn tổng hợp được thực hiện dựa trên kết quả của phân tích.
Trong nghiên cứu lý thuyết, người nghiên cứu vừa phải phân tích tài liệu, vừa phải tổng hợp tài liệu.
Phương pháp phân loại và hệ thống hoá lý thuyết
Phương pháp phân loại
Phương pháp phân loại lý thuyết: là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành hệ thống logic chặt chẽ theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học có cùng dấu hiệu bản chất, có cùng hướng phát triển để dễ nhận biết, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu, giúp phát hiện các quy luật phát triển của đối tượng, sự phát triển của kiến thức khoa học để từ đó dự đoán được các xu hướng phát triển mới của khoa học và thực tiễn.
Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống hóa lý thuyết: là phương pháp sắp xếp những thông tin đa dạng thu thập được từ các nguồn, các tài liệu khác nhau thành một hệ thống với một kết cấu chặt chẽ (theo quan điểm hệ thống – cấu trúc của việc xây dựng một mô hình lý thuyết trong nghiên cứu khoa học) để từ đó mà xây dựng một lý thuyết mới hoàn chỉnh giúp hiểu biết đối tượng được đầy đủ và sâu sắc hơn.
Phân loại và hệ thống hóa là hai phương pháp đi liền với nhau. Trong phân loại đã có yếu tố hệ thống hóa. Hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại và hệ thống hóa làm cho phân loại được hợp lý và chính xác hơn.
Phương pháp mô hình hóa
Mô hình hóa là một phương pháp khoa học để nghiên cứu các đối tượng, các quá trình … bằng cách xây dựng các mô hình của chúng (các mô hình này bảo toàn các tính chất cơ bản được trích ra của đối tượng đang nghiên cứu) và dựa trên mô hình đó để nghiên cứu trở lại đối tượng thực.
Mô hình là một hệ thống các yếu tố vật chất hoặc ý niệm (tư duy) để biểu diễn, phản ánh hoặc tái tạo đối tượng cần nghiên cứu, nó đóng vai trò đại diện, thay thế đối tượng thực sao cho việc nghiên cứu mô hình cho ta những thông tin mới tương tự đối tượng thực.
Tính chất của mô hình nghiên cứu lý thuyết:
Tính tương tự
Tính tương tự: có sự tương tự giữa mô hình và vật gốc, chúng có những đặc điểm cơ bản có thể so sánh với nhau được như: cấu trúc (đẳng cấu), chức năng, thuộc tính, cơ chế vận hành…. Song sự tương tự giữa mô hình và đối tượng thực (vật gốc) chỉ là tương đối.
- Tính đơn giản: mô hình chỉ phán ánh một hoặc một số mặt nào đó của đối tượng gốc.
- Tính trực quan: mô hình là sự tái hiện đối tượng nghiên cứu lý thuyết dưới dạng trực quan.
- Tính lý tưởng: khi mô hình hóa đối tượng gốc, ta đã khái quát hóa, trừu tượng hóa, phản ánh đặc tính của đối tượng gốc ở mức độ hoàn thiện hơn (lý tưởng).
- Tính quy luật riêng: mô hình có những tính chất riêng được quy định bởi các phần tử tạo nên nó.
Ví dụ mô hình tế bào được làm bởi chất liệu khác với tế bào thực; mô hình trường học tiên tiến có nét riêng bởi các thành tố của trường đó (đội ngũ, cơ sở vật chất, môi trường giáo dục, quản lý …).
Phân loại mô hình
Phân loại mô hình: Có nhiều cách phân loại, dựa trên những dấu hiệu khác nhau:
Theo dấu hiệu vật chất và tinh thần, có 2 loại:
• Mô hình vật chất gồm: mô hình hình học, mô hình vật lý, mô hình vật chất
• Mô hình tinh thần (tư duy) gồm: mô hình biểu tượng (mô hình trí tuệ) mô hình logic – toán (mô hình công thức, ký hiệu…).
+ Theo loại hình mô hình có các loại: mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm…
+ Theo nội dung phản ánh, có hai loại: mô hình cấu trúc, mô hình chức năng.
+ Theo tính chất của mô hình, có rất nhiều loại:
Thực tế nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, tùy theo đối tượng nghiên cứu, người nghiên cứu có thể lựa chọn các mô hình sau:
Mô hình toán:
là mô hình được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học hiện đại. Người nghiên cứu dùng các loại ngôn ngữ toán học như: số liệu, biểu thức, biểu đồ, đồ thị. v.v… để biểu thị các đại lượng và quan hệ giữa các đại lượng của sự vật hoặc hiện tượng.
Ví dụ:
Mô tả một mô hình cấu trúc tĩnh, như tam giác vuông: a2 + b2 = c2 Mô phỏng quá trình vận động, như phương trình chuyển động:
S = S0 + Vt
Mô hình toán học của quá trình tái sản xuất xã hội của K.Marx: C + V + M.
Mô hình các hệ thống có điều khiển như máy móc, hệ sinh học, hệ xã hội đều có thể xây dựng hoặc mô tả bằng số liệu, biểu thức, biểu đồ, đồ thị tương hợp.
Mô hình vật lý:
là mô hình được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu kỹ thuật và công nghệ, là mô hình mô phỏng đối tượng thực bằng vật liệu nhân tạo có quy mô ớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn đối tượng thực, nhưng có hình dạng, cấu trúc không gian, tỷ lệ kích thước và quá trình vận động tương tự đối tượng thực.
Ví dụ: Mô hình động cơ đốt trong.
Làm mô hình con tàu thu nhỏ để nghiên cứu lý thuyết về khả năng chịu đựng của con tàu trước sóng biển và bão tố.
Khi nghiên cứu trên mô hình vật lý, người nghiên cứu cần quan tâm tới hệ số tương tự của vật liệu hoặc của quá trình để có được những suy luận chuẩn xác từ các quan hệ giữa mô hình với các quá trình thực của đối tượng nghiên cứu.
Mô hình sinh học:
là mô hình thường được sử dụng trong nghiên cứu y học: dùng chuột bạch, thỏ để tiến hành những thực nghiệm thay thế việc thực nghiệm trên cơ thể người. Nó giúp người nghiên cứu quan sát được (một cách gần tương tự) những quá trình xảy ra trên cơ thể con người.
Mô hình sinh thái:
là mô hình một quần thể sinh học được tạo ra trong những nghiên cứu nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh thái học. Mô hình sinh thái giúp xác định quy hoạch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp quy luật sinh thái, phục vụ cho các quy hoạch tổng thể những vùng nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nông – lâm nghiệp kết hợp.
Mô hình xã hội:
là mô hình được sử dụng trong nghiên cứu về khoa học xã hội và nhân văn.
Đây là mô hình xã hội với những điều kiện do người nghiên cứu khống chế để qua đó rút ra những kết luận về tính khả thi trong những giải pháp được đề xuất.
Ví dụ: Trong nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, người nghiên cứu chọn những lớp điểm (tức mô hình xã hội) để dạy thử với những cách tổ chức và tiến hành khác nhau nhằm rút ra kết luận về mô hình phương pháp cải tiến.