lý thuyết lựa chọn việc làm

KHO LUẬN VĂN Chia sẽ

Lý thuyết lựa chọn việc làm, chúng tôi nhận tư vấn làm đề cương về các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn việc làm, yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn việc làm, lý thuyết lựa chọn, nhận tư vấn đề cương thạc sĩ kinh tế, thạc sĩ quản trị kinh doanh, thạc sĩ quản lý. 

Tổng quan lý thuyết lựa chọn việc làm (kỳ 1)

Có rất nhiều lý thuyết liên quan đến việc lựa chọn việc làm. Trong bài viết kỳ 1 lần này, chúng tôi xin giới thiệu tổng quan một vài lý thuyết gồm có.

Lý thuyết kinh tế cổ điển về lựa chọn việc làm  của (Knight,1933 và Schumpeter,1934 )

Các yếu tố ảnh hưởng lựa chọn việc làm dựa trên mức độ thoả dụng về kinh tế của người lao động. Lý thuyết của Knight (1933) cho rằng người lao động sẽ lựa chọn công việc cho bản thân dựa vào kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp với công việc mà họ đang làm. Lúc này, người lao động quan tâm đến sự thuận lợi của loại hình công việc này như: tính linh hoạt về thời gian làm việc, có khả năng tự chủ động, sáng tạo, tự chủ trong các tình huống.

Theo Schumpeter  (1934) những khía cạnh khác của những người lựa chọn làm chủ. Đó là do những người này có những hạn chế về ngoại hình, thiếu các mối quan hệ hay không tiếp cận được cơ hội việc làm như: không biết chữ, chưa qua đào tạo nghề, không có bằng cấp, tiền lương thấp thiếu chế độ đãi ngộ, thất nghiệp.

Đọc thêm:   Lợi thế nghiên cứu luận văn định lượng P1

Lý thuyết của Light (1979) và Alleman(1998)

 Light (1979) và Alleman(1998) phân chia người lao động thành hai nhóm. Nhóm có chi phí cơ hội thấp và nhóm có chi phí cơ hội cao đã ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn của người lao động. Trong thị trường lao động không phải lúc nào người lao động cũng có đầy đủ những lựa chọn để tối đa hóa thỏa dụngcủa mình. Light và Alleman nêu ra các nhân tố tạo nên chi phí cơ hội này thành 2 nhóm:

  • Nhóm nhân tố bất lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp làm cho người lao động có khuynh hướng lựa chọn làm chủ bao gồm nhân tố bất lợi trên thị trường lao động như nghèo, thất nghiệp, bị phân biệt đối xử, đô thị hóa quá mức, mức thu nhập trên thị trường thấp, là người nhập cư, là phụ nữ hoặc thanh niên còn trẻ chưa có kinh nghiệm. Nhân tố bất lợi về vốn con người như: trình độ học vấn và chuyên môn thấp, không có kinh nghiệm làm việc, chưa qua đào tạo. 
  • Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao khi bản thân người lao động có trình độ học vấn và tay nghề cao.Trình độ quản lý đã được rèn luyện tích luỹ qua thời gian, có nhiều kinh nghiệm trong công việc và nghề truyền thống gia đình để lại. Với các mối quan hệ sẵn có sẽ lựa chọn làm chủ khi họ nhận thấy cơ hội từ thu nhập kỳ vọng và lợi ích trong tương lai nhiều hơn cho bản thân. Các yếu tố mang tính chất lợi thế tạo nên chi phí cơ hội cao được sử dụng trong nghiên cứu này được đại diện bởi trình độ học vấn. Bên cạnh đó các yếu tố mang tính chất bất lợi tạo nên chi phí cơ hội thấp đại diện bởi biến di cư và giới tính. 
Đọc thêm:   Vấn đề quan sát - Chọn mẫu ngẫu nhiên - OBS

Một số nghiên cứu khác

Người lao  động làm việc trong khu vực chính thức thường có hợp đồng lao động rõ ràng với chủ thể sử dụng lao động được quy định trong luật lao động tại quốc gia đó. Trong khi đó khu vực phi chính thức bao gồm các đơn vị không đăng ký cũng như không thuộc phạm vi điều chỉnhcủa luật lao động và thường bị chi phối bởi những người hoặc các  doanh nghiệp sử dụng lao động có quy mô nhỏ. Theo đó sự tồn tại đồng thời của khu vực chính thức và khu vực phi chính thức là một kết quả của phân khúc thị trường lao động khi khu vực phi chính thức được xem là sự thay thế cho người lao động muốn làm việc trong khu vực chính thức nhưng không thể tìm được việc làm ở đó. Kết quả là khu vực phi chính thức dư thừa cung lao động và tiền lương thấp hơn so với khu vực phi chính thức.

Điều này được giải thích bằng lý thuyết vốn con người của Becker (1993) trong đó chỉ ra rằng khác biệt về thu nhập xảy ra do có sự khác biệt về năng suất lao động giữa những người có học vấn khác nhau và lựa chọn việc làm ở hai khu vực. Dựa trên giả định rằng sự lựa chọn này nhằm tối đa hóa độ thỏa dụng (maximumutility) mặc dù tồn tại khác biệt về thu nhập giữa hai khu vực. Đó là khu vực chính thức và khu vực phi chính thức Khi người lao động quyết định tham gia thị trường lao động thì những đặc điểm cá nhân cũng như các mối quan hệ xã hội có ảnh hưởng nhất định đến sự lựa chọn của họ.

Đọc thêm:   hướng dẫn hồi quy 2 giai đoạn 2sls model

Ngoài ra còn có các yếu tố ảnh hưởng đến khu vực làm việc (sẽ tiếp tục cập nhật trong bài viết kỳ 2)

Quý khách cần viết đề cương, chỉnh sửa đề cương hoặc viết luận văn cao học về lựa chọn việc làm. Hay luận văn về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định làm việc. 

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Hotline: 0983.473.444 (zalo) hoặc [email protected]

Summary
Review Date
Reviewed Item
Bài viết phân tích
Author Rating
51star1star1star1star1star
Product Name
Hỗ trợ làm luận
Price
VND 500000
Product Availability
Available in Store Only